Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ và cách phòng tránh

Ngày đăng:30-07-2021

Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những bệnh lý phổ biến về xương khớp và đang có xu hướng ngày một trẻ hóa dần. Mời bạn cùng Uyên Linh tìm hiểu những dấu hiệu, nguyên nhân và đặc điểm của căn bệnh này.

Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng các đốt sống cổ bị thoái hóa và suy giảm chức năng hoạt động.Bệnh xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau do xuất phát từ các yếu tố tác động từ bên ngoài. Thường gặp ở những người làm việc phải ngồi lâu, sử dụng nhiều động tác ở vùng đầu cổ, có cường độ lao động cao.

Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, bệnh nhân sẽ trải qua cảm giác vô cùng khó chịu và đau đớn. Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày. Tỷ lệ nam giới và nữ giới bị thoái hóa đốt sống cổ ở mức ngang nhau và không có sự chênh lệch nhiều.

Các triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ thường có tốc độ tiến triển khá chậm. Tình trạng thoái hóa có thể diễn ra tại bất cứ đốt sống nào, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là tại các đốt C5 - C6 - C7.

Nếu chúng ta không chữa trị, sẽ dẫn đến bệnh thiểu năng tuần hoàn não, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, tê mỏi cánh tay, giảm trí nhớ và năng suất làm việc, làm ảnh hưởng nhiều đến năng suất lao động xã hội.

Triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ

Bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ  luôn có cảm giác đau buốt khó chịu, khó chịu ngay cả khi nghỉ ngơi, mọi cử động đều gây nên đau đớn. Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, "tư thế vẹo cổ", tư thế sái cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên. Trong một số ít những trường hợp, mất cảm giác khéo léo của tay, đôi khi cánh tay và bàn tay có thể bị tê liệt.

Có trường hợp bệnh nhân khi gặp không khí lạnh tràn về (trở trời) kết hợp với một tư thế nằm không thuận lợi ban đêm có thể gây cứng cổ sáng hôm sau. Người bị cứng cổ không tự đi được và rất sợ những cơn ho, hắt hơi. Có người đau ê ẩm vùng gáy hoặc cả mảng đầu sau, rồi lan sang mảng đầu bên phải. Một số khác đau liên tục, không quay đầu sang trái hay sang phải được mà phải xoay cả người...

Nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa đốt sống cổ, trong đó có thể kể đến như:

- Do tuổi tác: Càng về già, các lớp sụn và xương ở vùng đốt sống cổ càng bị thoái hóa và suy giảm chức năng.

- Hoạt động sai tư thế: Thói quen khi ngồi học tập, làm việc sai tư thế sẽ khiến cho cấu trúc xương vùng cổ bị thay đổi. Những công việc đòi hỏi phải ngửa nhiều, cúi nhiều, ngồi máy tính quá lâu… cũng gây áp lực không nhỏ lên vùng cổ và gây ra căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Tình trạng này thường xuất hiện chủ yếu ở nhân viên văn phòng, tài xế lái xe, công nhân…

- Tư thế ngủ không phù hợp, sử dụng gối quá cứng, kê gối quá cao khi ngủ cũng khiến cho các đốt sống cổ bị thay đổi và dần trở nên thoái hóa.

- Do chế độ ăn uống không đảm bảo: Chế độ ăn uống không đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như vitamin, canxi, magie...cũng là một trong số những nguyên nhân làm xuất hiện căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Một khi các sụn khớp không được nuôi dưỡng, chúng sẽ trở nên thoái hóa và suy giảm khả năng hoạt động một cách đáng kể.

- Thoái hóa đốt sống cổ do sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, bia rượu....

Biến chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Những sự thay đổi trong cột sống làm cho xương và sụn phần cột sống dần thoái hóa gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

- Mất nước đĩa đệm: Đĩa đệm có tác dụng là miếng lót giữa các đốt sống của của cột sống. Khi tuổi càng cao hầu hết các đĩa đệm cột sống sẽ bắt đầu khô và co lại. Điều này khiến cho các đốt sống tiếp xúc trực tiếp với nhau nhiều lần gây ra bào mòn xương và khiến người bệnh đau đớn.

- Thoát vị đĩa đệm: Thoái hóa đốt sống cổ khiến cho cột sống thường xuất hiện các vết nứt dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm. Một số trường hợp đĩa đệm thoái ra khỏi vị trí và chèn ép vào tủy sống, rễ thần kinh, trường hợp bệnh nặng có nguy cơ gây ra bại liệt.

- Gai đốt sống: Thoái hóa đốt sống cổ thường dẫn đến việc cột sống tăng sinh xương để củng cố tổn thương, những gai xương này có thể chèn ép rễ thần kinh và tủy sống nếu không được cứu chữa kịp thời có thể dẫn tới tàn phế.

- Xơ hóa dây chằng: Dây chằng là dây nối giữa xương với xương, khi bị thoái hóa đốt sống cổ hoặc theo thời gian, dây chằng cột sống có thể bị xơ hóa theo tuổi tác làm cho cổ kém linh hoạt.

Phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Có thể nói, thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xảy ra do ảnh hưởng từ các thói quen sinh hoạt và làm việc hàng ngày. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng các biện pháp sau:

- Xoa bóp vùng cổ thường xuyên và đều đặn.

- Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, hạn chế làm những công việc nặng nhọc, gây nhiều áp lực lên vùng cổ.

- Với những người thường xuyên phải  làm những công việc phải ngồi nhiều, cần xây dựng cho mình thói quen đứng lên đi lại vận động và tập vài động tác đơn giản sau thời gian dài.

- Bạn cần chọn lựa cho mình những bộ bàn ghế có chiều cao phù hợp, duy trì tư thế làm việc đúng đắn và khoa học.

- Để phòng tránh thoái hóa đốt sống cổ chúng ta không gập cổ hoặc cúi đầu quá lâu, khi ngồi xe đường dài cần phải có phần tựa lưng và tựa đầu.

- Thay đổi tư thế linh hoạt khi ngủ, tránh nằm sấp và sử dụng các loại gối quá cao và cứng.

- Không được thực hiện các động tác như ấn cổ, vặn cổ bởi sẽ khiến cho các tứ chi dễ bị liệt, thậm chí trầm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.

- Tăng cường chế độ ăn uống đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho hệ xương khớp với các nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin, magie…

- Tập luyện các bài tập thể dục nhẹ nhàng hỗ trợ đẩy lùi thoái hóa đốt sống cổ để tăng sự linh hoạt cho các khớp.

- Ngoài ra, dinh dưỡng cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến xương khớp như thoái hóa đốt sống, thoái hóa cột sống... Việc cung cấp một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, đủ Canxi sẽ giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến xương khớp như loãng xương, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống...

Hầu hết các căn bệnh liên quan đến thoái hóa đốt sống, cột sống là do cơ thể bị thiếu Canxi, dẫn đến loãng xương làm xương yếu, dễ bị nứt gãy, yếu xốp nên bị biến dạng hình thành các đốt sống bị thoái hóa.

Chính vì thế, bạn hãy chú ý bổ sung thêm các thực phẩm giàu Canxi trong chế độ ăn hàng ngày để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình bạn nhé.

 

Xem thêm >>> Công Dụng Của Viên Canxi Đối Với Sức Khỏe

 

Có thể bạn quan tâm

Thực phẩm giúp hấp thụ dinh dưỡng tốt trong mùa dịch

Chất béo trong cơ thể chúng ta

Tác dụng tuyệt vời của giấc ngủ trưa

Bị khớp tại sao nên dùng viên uống Forever Move ?

Nước Uống Dinh Dưỡng Lô Hội Có Tốt Không?

 

Bài viết liên quan