Cách Thức Khuya Mà Không Hại Sức Khỏe

Ngày đăng:19-08-2021

Thức khuya gây hại cho sức khỏe là điều ai cũng biết. Tuy nhiên, có nhiều người vì tính chất công việc nên buộc phải thức khuya. Nếu buộc phải làm việc này, bạn hãy nhớ những nguyên tắc dưới đây.

Hiện nay, sau giờ làm việc ở cơ quan, nhiều người còn dành cả thời gian làm việc vào buổi tối, có khi làm đến tận khuya hoặc đến gần sáng. Tuy nhiên, điều này có thể ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể. 

Đồng hồ sinh học cơ thể:

- Từ 21 – 23 giờ: Hệ miễn dịch đào thải chất độc. Lúc này, bạn nên giữ trạng thái yên tĩnh.

- Từ 23 – 1 giờ sáng: Gan bài tiết chất độc. Quá trình này cần tiến hành trong khi cơ thể ngủ say.

- Từ 0 – 1 giờ sáng: Cơ thể rơi vào trạng thái ngủ thật sự. Do đó, bạn nên ngủ trước đó 1 – 2 giờ để đến 0 – 1 giờ thì bạn đã chìm vào giấc ngủ.

- Từ 1 – 3 giờ sáng: Mật bài tiết chất độc. Quá trình này cũng cần tiến hành trong khi ngủ say.

- Từ 3 – 5 giờ sáng: Phổi bài tiết chất độc. Vì thế, những người đang mắc bệnh ho thường ho dữ dội vào khoảng thời gian này.

- Từ 12 – 4 giờ sáng: Tủy sống tạo máu. Do đó, bạn cần ngủ say, không nên thức khuya.

- Từ 5 – 7 giờ sáng: Ruột già bài tiết sau một giấc ngủ dài.

Do đó, khi không được ngủ, cơ thể sẽ không có cơ hội bài tiết chất thải và tích tụ lại trong cơ thể. 

Dù biết thức khuya không tốt cho sức khỏe, nhưng vẫn có những ngày công việc “ngập đầu” khiến bạn buộc phải đi ngủ muộn. Vậy đâu là cách thức khuya không buồn ngủ và cơ thể không “đình công” vào hôm sau?

Điều tệ hại nhất khi bạn phải thức khuya làm việc nhưng cơ thể không thể duy trì trạng thái tỉnh táo. Càng “thảm hại” hơn khi những ngày sau đó, bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi vì thiếu ngủ. Nếu muốn biết cách thức khuya không buồn ngủhại sức khỏe và cách để luôn cảm thấy khỏe khoắn, minh mẫn vào ngày hôm sau thì đây là bài viết dành cho bạn!

Cách thức khuya mà không hại sức khỏe

Bổ sung thực phẩm lành mạnh

Hầu hết những người thức khuya, làm ca đêm đều có thói quen ăn uống lung tung. Không ít người lựa chọn thức ăn nhanh để "đối phó" với cơn đói trong đêm, hoặc như vì quá mệt, đói mà thôi hi sinh bữa ăn để ngủ thêm 1 tí...

Nhưng chính thói quen ăn uống không lành mạnh này lại đẩy bạn đến gần hơn với những chứng bệnh nặng như béo phì, tiểu đường, thậm chí là ung thư...

Lời khuyên của các chuyên gia, đó là nếu phải làm đêm, thức khuya - bạn hãy dùng bữa tối trước 8h tối. Đây được xem là cách thức khuya mà không hại sức khỏe mà bạn nên nhớ.

Từ nửa đêm trở đi, nếu bạn quá đói, hãy dùng các bữa ăn nhẹ nhiều chất xơ và protein như chút trái cây nhẹ nhàng, tránh tuyệt đối món nhiều đường, giàu chất béo.

Ngoài ra, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B (trong thịt, cá), chất xơ như rau lá màu xanh đậm, trà xanh, sữa chua... vào các bữa ăn sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống nguy hại của việc thức khuya.

Uống đủ nước mỗi ngày

Mỗi khi làm việc muộn hay thức khuya cơ thể sẽ mất nước nhanh chóng. Đây được cho là 1 trong những nguyên nhân khiến bạn suy sụp tinh thần, mệt mỏi, thiếu tỉnh táo.

Bất kể ngày hay đêm, bên cạnh chức năng cân bằng điện giải trong cơ thể, nước còn hỗ trợ các cơ quan khác hoàn thành nhiệm vụ của mình. Do đó, bạn luôn cần đảm bảo cơ thể không bị mất nước, đặc biệt là về đêm".

Giải tỏa áp lực cho cơ thể

Một vài bài tập nhẹ nhàng có thể làm thư giãn gân cốt, giảm căng thẳng. Việc vận động sẽ làm giảm mệt mỏi của cơ thể khi phải thức khuya đồng thời giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn.Ngoài ra, trước khi đi ngủ không nên tiếp xúc với điện thoại, máy tính bảng, không xem tivi trước khi ngủ.

Chất lượng giấc ngủ phải được đảm bảo

Do công việc, bạn phải làm việc muộn vào ban đêm. Điều này khiến cho giấc ngủ không những bị co ngắn lại mà đôi khi còn làm giảm chất lượng giấc ngủ.

Vì thế, dù với mục đích gì mà buộc phải thức khuya, bạn cũng cần phải đảm bảo mình phải ngủ được ít nhất 4 - 5 tiếng mỗi ngày. Và trong 4 tiếng này, đó chắc chắn phải là 1 giấc ngủ liền mạch, giấc ngủ sâu, không đứt đoạn, mộng mị.

Theo các chuyên gia, nếu bạn ngủ ít hơn 4 tiếng, bạn sẽ khó có thể nào có được giấc ngủ sâu, não không thể thư giãn được tối đa, dễ dẫn đến tình trạng căng thẳng, mất ngủ, suy nhược thần kinh.

Nếu bạn buộc đi ngủ lúc 2h sáng, bạn có thể thức dậy lúc 7h - 7h30 sáng. Buổi trưa, nên dành khoảng 30 phút để nghỉ ngơi. Một giấc ngủ ngắn ban trưa sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần nhanh chóng, góp phần duy trì sự tỉnh táo cho buổi chiều.

Sáng hôm sau khi tỉnh dậy nên làm ngay các điều này:

Ăn sáng

Nghiên cứu cho thấy những người ăn bữa sáng cân bằng và tốt cho sức khỏe sẽ tỉnh táo và nhiều năng lượng hơn những người bỏ bữa sáng.

Ăn thực phẩm nhiều protein, như trứng, đậu phụ, sữa chua, hay bơ đậu phộng, hoặc chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng như bột yến mạch và trái cây tươi. Những thực phẩm này sẽ cung cấp nhiên liệu cho cơ thể cả ngày và cho bạn năng lượng cần có để tỉnh táo và năng động.

Uống cà phê hoặc trà

Thức uống chứa caffeine có thể chống lại cơn buồn ngủ, đồng thời giúp bạn tỉnh táo và tràn đầy năng lượng hơn. Bên cạnh đó, uống cà phê hoặc trà cũng có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Những thức uống chứa caffeine tự nhiên này chứa nhiều chất chống oxi hóa và nghiên cứu gần đây cho thấy uống cà phê thậm chí có thể giảm nguy cơ bị trầm cảm. 

Không uống quá nhiều. Tiêu thụ nhiều caffeine có thể gây lo lắng và khó chịu. Uống quá nhiều cà phê còn có thể ngăn bạn có được giấc ngủ ngon sau khi trải qua một ngày.

Chọn cà phê thay vì nước tăng lực. Một cốc cà phê 240 ml thường chứa nhiều caffeine hơn cốc nước tăng lực cùng thể tích.

Ngủ ngắn vào buổi trưa

Rất nhiều thí nghiệm đã chứng minh lợi ích của việc ngủ trưa. Việc cho đầu óc được nghỉ ngơi dù chỉ vài phút mỗi ngày cũng sẽ giúp bạn có trí nhớ tốt hơn, tỉnh táo hơn, nâng cao khả năng phản ứng và năng suất lao động, thậm chí còn có lợi cho sức khỏe.

Điều quan trọng là bạn phải biết sử dụng tốt thời gian ngủ trưa của mình. Nhịp sinh học tự nhiên trong cơ thể ảnh hưởng đến mức năng lượng của chúng ta trong ngày, nên thời điểm tốt nhất để chợp mắt là khi mức năng lượng sụt giảm. Thời điểm này phụ thuộc vào lúc bạn thức dậy vào buổi sáng.

Ăn nhẹ giữa buổi cả ngày

Bữa ăn nhẹ giàu protein và vitamin, như quả hạch và trái cây tươi, có thể giúp bạn tăng năng lượng giữa các bữa chính khi cơ thể bắt đầu mệt mỏi.

Chăm sóc da trước khi đi ngủ

Dù rất bận rộn nên mới phải thức khuya. Nhưng nếu muốn vẫn trẻ đẹp, làn da không thâm sạm thì đừng tiếc bỏ thêm 5 phút nữa để chăm sóc làn da của mình. Sử dụng kem dưỡng ẩm sau đó thoa đều 1 lớp mặt nạ ngủ sẽ giúp da được phục hồi và tái tạo ngay khi ngủ. Bạn cũng có thể tranh thủ đắp mặt nạ miếng trong lúc làm việc.

Ngoài da cần chăm sóc thì mắt cũng tuyệt đối không được bỏ qua. Người hay thức khuya thường có bọng mắt và cuồng thâm ở mắt. Trước khi ngủ, 2 dùng 2 lát dưa chuột hoặc túi trà lọc đặt lên 2 bầu mắt và thư giãn trong vòng 10 phút. Điều này khiến mắt giảm căng và bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Bọng mắt và nếp nhăn nhờ đó không có cơ hội xuất hiện

Làn da quyết định số tuổi của phụ nữ. Đừng vì thức khuya nhiều mà trông bạn già đi cả chục tuổi bạn nhé. Như vậy, nếu bắt buộc thức khuya, hãy áp dụng ngay nhưng bí kíp trên để chăm sóc sức khoẻ, duy trì sắc đẹp và nạp năng lượng tích cực cho ngày hôm sau bạn nhé. Cũng cần lưu ý, thức khuya cực kỳ có hại cho sức khoẻ, nếu không thực sự cần, hãy đi ngủ đúng giờ.

Uyên Linh chúc các bạn có giấc ngủ ngon!

Bài viết liên quan