Đắp Mặt Nạ Xong Có Nên Rửa Mặt Không ?

Ngày đăng:14-12-2022

Sử dụng mặt nạ giờ đây đã trở thành thói quen hằng ngày với nhiều người. Tuy vậy, một số người vẫn đang thắc mắc rằng đắp mặt nạ xong có nên rửa mặt không? Mời bạn cùng Uyên Linh tìm hiểu câu trả lời đắp mặt nạ giấy có nên rửa mặt không cũng như cách sử dụng mặt nạ giấy đúng nhất giúp tối ưu tác dụng của mặt nạ mà vẫn đảm bảo sức khỏe của làn da.

Đắp mặt nạ xong có nên rửa mặt lại không?

Để trả lời cho câu hỏi này còn tùy vào loại mặt nạ bạn đang sử dụng.

Những loại mặt nạ như mặt nạ đất sét, mặt nạ giấy, mặt nạ lột, mặt nạ dạng kem,... thì bạn nên rửa lại mặt sau quá trình đắp mặt nạ bởi nó sẽ giúp loại bỏ và làm sạch đi các phần bã mask và các tinh chất thừa giúp da của bạn được sạch và khô thoáng.

Đối với một số loại mặt nạ như mặt nạ collagen, mặt nạ dạng gel/thạch, mặt nạ dạng lỏng,... thì không cần rửa lại mặt bởi nếu rửa sẽ mất đi một số lợi ích mà sản phẩm mang lại như các thành phần dưỡng ẩm giúp nuôi dưỡng làn da.

Đắp mặt nạ luôn là 1 bước quen thuộc trong chu trình skincare của chị em. Tuy nhiên, liệu bạn đã đắp mặt nạ đúng cách hay chưa? Trước và sau khi đắp mặt nạ chúng ta nên làm gì? 

Theo các chuyên gia, trước khi đắp mặt nạ, chúng ta nên:

Bước 1: Làm sạch da

Việc làm sạch da luôn là một bước cần thiết. Sau một ngày dài chắc chắn trên da mặt sẽ tích tụ một lượng lớn vi khuẩn, bụi bẩn. Vậy nên trước hết bạn cần phải làm sạch da mặt.

Bước 2: Tẩy tế bào chết

Tẩy tế bào chết giúp cho các lỗ chân lông được thông thoáng, dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất hơn.

Bước 3: Dùng toner

Toner có tác dụng làm cân bằng độ pH trên da, giúp da thẩm thấu các dưỡng chất nhanh chóng và đạt kết quả tốt nhất.

Các bước cần thực hiện sau khi đắp mặt nạ sẽ giúp cho các dưỡng chất có trong mặt nạ được hấp thụ vào da tối đa. 

Sau khi đắp mặt nạ chúng ta nên:

Bước 1: Rửa lại mặt

Vẫn có rất nhiều người thắc mắc như đắp mặt nạ giấy có cần rửa lại không, đắp mặt nạ thạch có cần rửa lại không,... Tuy nhiên với loại mặt nạ nào thì chúng ta vẫn cần rửa lại mặt bằng nước sạch sau khi đắp mặt nạ khoảng 15 - 20 phút.

Bước 2: Dùng serum

Sau khi rửa mặt xong, lau khô mặt thì bước tiếp theo bạn cần làm chính là dùng serum để khắc phục các tình trạng như thâm, nám, mụn,...

Bước 3: Dùng kem dưỡng ẩm

Một bước quan trọng không kém chính là dùng kem dưỡng ẩm. Kem dưỡng ẩm có tác dụng như một màng bảo vệ các bước dưỡng da trước đó, giúp khóa độ ẩm lại dưới da. 

Bước 4: Dùng kem chống nắng

Nếu không dùng kem chống nắng thì những bước dưỡng da trước đó đều vô ích. Kem chống nắng sẽ giúp ngăn chặn các tia UV, bảo vệ làn da hiệu quả.

Có thể bạn chưa biết: Da cũng có giờ giấc sinh hoạt của riêng mình. Và để mặt nạ phát huy tối đa tác dụng thì chúng ta cần phải nắm được thời điểm “vàng” để đắp mặt nạ.

Thời điểm “vàng” để đắp mặt nạ

Buổi sáng từ 8 - 10 giờ

8 - 10 giờ là khoảng thời gian mà da hấp thụ các dưỡng chất rất tốt do quá trình tuần hoàn máu diễn ra nhanh. Trước khi trang điểm các chị em thường đắp mặt nạ trước vì việc này giúp da được cấp ẩm đầy đủ, làm thu nhỏ lỗ chân lông và giữ cho lớp trang điểm không bị bong tróc.

Buổi trưa từ 11 - 12 giờ

Đây là khoảng thời gian thích hợp đắp mặt nạ giấy để dưỡng da. Nguyên nhân vì thời điểm này các tuyến bã nhờn sẽ hoạt động khá mạnh, lỗ chân lông giãn nở nên bụi bẩn sẽ dễ dàng thâm nhập. Việc đắp mặt nạ vào thời điểm này sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây mụn, đồng thời cấp ẩm cho da. 

Buổi tối từ 19 - 23 giờ

Sau một ngày dài căng thẳng, mệt mỏi vì công việc, học tập, chị em có thể xả stress bằng việc đắp mặt nạ và thư giãn. Buổi tối cũng chính là thời điểm “vàng” để da có thể hấp thụ các dưỡng chất từ mặt nạ một cách tốt nhất, và hôm sau chúng ta sẽ có một làn da căng tràn sức sống.

Lưu ý khi sử dụng mặt nạ giấy dưỡng da đúng cách

Mặc dù đắp mặt nạ chỉ là một bước nhỏ trong chu trình skincare nhưng vẫn có những vấn đề chúng ta nên lưu ý khi dưỡng da sau khi đắp mặt nạ để có được kết quả tốt nhất.

Không đắp mặt nạ quá lâu

Đắp mặt nạ quá lâu rất dễ làm cho da kích ứng, nổi mụn, viêm da,… Do đó tốt nhất chúng ta chỉ nên đắp mặt nạ từ 15 - 20 phút mỗi lần.

Đắp mặt nạ từ 2 - 3 lần/tuần

Theo hướng dẫn từ nhà sản xuất, chúng ta chỉ nên đắp mặt nạ 2 - 3 lần/tuần vì nếu đắp mặt nạ quá nhiều so với khuyến cáo có thể gây dư thừa độ ẩm, khiến mụn trứng cá xuất hiện. 

Rửa mặt bằng nước ấm

Ngoài thắc mắc đắp mặt nạ có cần rửa lại không thì ngoài ra vẫn còn một thắc mắc chính là cần dùng nước ấm hay nước lạnh để rửa lại mặt. Chúng ta cần chuẩn bị một ít nước ấm để rửa lại mặt sau khi đắp mặt nạ, sau đó dùng khăn lạnh để lau lại mặt. Cần phải làm như vậy bởi vì khi rửa mặt bằng nước ấm sẽ làm cho các lỗ chân lông giãn nở, sau đó dùng khăn lạnh lau lại mặt sẽ làm cho các lỗ chân lông se khít lại.

Chăm sóc da 

Sau khi đắp mặt nạ, bạn có thể thực hiện tiếp các bước tiếp theo của quy trình dưỡng da thông thường. Nếu vào buổi sáng, bạn cần chú ý chống nắng kỹ càng.

Không dùng sữa rửa mặt sau khi đắp mặt nạ

Việc dùng sữa rửa mặt ngay sau khi đắp mặt nạ sẽ làm cho các chất dinh dưỡng từ mặt nạ mà da vừa hấp thụ bị lấy đi toàn bộ. Chỉ nên sử dụng sữa rửa mặt ở bước làm sạch da thôi.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại mặt nạ giấy với nhiều công dụng khác nhau, nhưng còn tùy thuộc da bạn như thế nào mà lựa chọn loại mặt nạ giấy phù hợp và đúng nhất. 

Dưới đây là 1 số lời khuyên giúp bạn lựa chọn mặt nạ giấy phù hợp:

- Da dầu: Nên chọn loại mặt nạ có công dụng làm se khít lỗ chân lông, làm giảm tuyến bã nhờn.

- Da khô: Nên ưu tiên những loại mặt nạ có thành phần dưỡng ẩm sâu như chiết xuất từ bơ, olive, sữa chua…

- Da hỗn hợp: Sử dụng những mặt nạ chiết xuất tự nhiên thảo mộc, collagen… vừa kiểm soát bã nhờn vừa cung cấp độ ẩm cho da.

- Da nhạy cảm: Cần lựa chọn những mặt nạ có thành phần dịu nhẹ, không gây kích ứng như mặt nạ có chiết xuất từ thiên nhiên….

- Riêng với da mụn: Các chuyên gia da liễu không khuyến khích việc đắp mặt nạ giấy vì có thể khiến tình trạng mụn thêm nặng hơn.

Để phát huy hiệu quả của mặt nạ giấy, bạn chỉ nên đắp tối đa 1 - 2 lần/ tuần. Sử dụng mặt nạ giấy quá nhiều vừa gây lãng phí vừa không đem lại tác dụng cao hơn mà có thể khiến da bị kích ứng.

Câu hỏi đắp mặt nạ có cần rửa lại không đã được giải đáp tường tận trong bài viết này. Mặc dù đắp mặt nạ chỉ là 1 bước nhỏ trong quy trình dưỡng da thôi nhưng nếu không chú ý thì mặt nạ sẽ không phát huy tác dụng một cách tối đa. Vì vậy, bạn hãy “bỏ túi” những lời khuyên hữu ích kể trên để xây dựng 1 thói quen chăm sóc da tốt nhất nhé!

Uyên Linh chúc các bạn có làn da mịn màng tươi trẻ!

 

Bài viết liên quan