Người bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Ngày đăng:25-07-2021

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, đủ về số lượng và chất lượng có thể cân bằng đường huyết, đảm bảo tình trạng cân bằng, an toàn khi bị bệnh tiểu đường. Bị bệnh tiểu đường nên ăn gì là điều mà bất cứ người bệnh nào cũng nên biết để bảo vệ và duy trì sức khỏe bản thân.

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, vì thế người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc ăn uống. Người bị tiểu đường nên ăn gì để ngăn chặn bệnh diễn biến phức tạp hơn. Đồng thời việc điều trị cũng trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.

Về nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường nói chung và bệnh tiểu đường type 2 nói riêng là hạn chế tối đa gluxit (chất đường bột), điều này có tác dụng tránh tăng đường huyết, hạn chế các axit béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa.

Thực đơn cho người bệnh tiểu đường cần được xây dựng để cung cấp đủ cho cơ thể một lượng đường vừa đủ ổn định và hài hòa là điều tốt nhất.

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Tất cả các bác sĩ đều yêu cầu người bệnh tiểu đường thay đổi thói quen ăn uống. Điều này có thể khiến bạn lo lắng bản thân phải từ bỏ hoàn toàn những món ăn yêu thích. Tin tốt là bạn vẫn có thể thưởng thức chúng nhưng với số lượng và tần suất ít hơn.

Người bệnh tiểu đường cần biết mình nên bổ sung thực phẩm như thế nào cho phù hợp, nên ăn gì và không nên ăn gì. Theo đó, những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm: 

Ăn các loại rau xanh, hoa quả giàu chất xơ

Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình. Thông qua cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn. Không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.

Các loại rau xanh và trái cây tươi là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ. Chứa các vitamin và khoáng chất tự nhiên. Đồng thời chúng còn chứa các hàm lượng chất chống oxy hóa. Giúp tăng cường và thúc đẩy các hệ thống miễn dịch. Các thực phẩm này có chứa hàm lượng chất carbohydrat và calo thấp.

Các loại rau củ như mù tạt xanh, củ cải, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina,…  Trái cấy như bưởi, cam, quýt, táo,… cung cấp rất nhiều vitamin, chất xơ tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.

Không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa. Hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín…

Tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường:

- Protein: lượng protein nên đạt 1- 1,2 g/kg/ngày đối với người lớn, tức là tỷ lệ này nên đạt tương đương 15- 20% năng lượng khẩu phần.

- Lipit: Tỷ lệ chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần, không nên vượt quá 30%. hạn chế các axit béo bão hòa .Điều này giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch

- Gluxit: Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt từ 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh. Nên chọn lựa loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như: gạo lức, bánh mì đen,yến mạch, các loại đậu nguyên hạt…

Các thực phẩm chứa tinh bột lành mạnh

Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ… được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào… Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột.  Khi dùng khoai săn thì người bệnh tiểu đường ăn cần phải giảm hoặc cắt cơm.

Ngũ cốc nguyên hạt tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Những người mắc bệnh đái tháo đường phải đặt mục tiêu giảm thiểu tối đa các loại thức ăn chứa nhiều bột, đường. Thay vào đó người bệnh nên dùng các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, khoai lang thay cho khoai tây…

Nên ăn cá ít nhất 2 lần trong 1 tuần

Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ,  . thực phẩm này tốt nhất là được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.

Cá là một trong những nguồn cung cấp chất béo và chất đạm rất tốt cho cơ thể, có thể thay thế cho thịt. Đặc biệt các loại cá biển như cá mòi chứa nhiều axit béo và các omega-3 vừa có lợi cho sức khỏe tim mạch. Các loại cá này rất tốt cho bệnh đái tháo đường. Lưu ý chúng ta chỉ nên ăn cá dưới dạng hấp, nấu, không nên ăn cá chiên, rán.

Để gia tăng sự hấp dẫn và hương vị của món ăn, tránh sự nhàm chán khi phải ăn kiêng. Người bệnh tiểu đường có thể thêm các loại gia vị thảo mộc trọng khi chế biến. Một vài loại thảo mộc có thể kể đến như: quế, chanh, tỏi, ớt, gừng, nghệ, rau thơm, sẽ giúp cho hương vị của món ăn trở nên đậm đà hấp dẫn.

Người bệnh tiểu đường không nên ăn gì?

Bên cạnh tiểu đường ăn gì để tốt cho sức khỏe thì việc không nên ăn gì cũng quan trọng. Để quá trình điều trị bệnh tiểu đường đạt kết quả tốt nhất, người bệnh tiểu đường cần hạn chế các loại thực phẩm sau:

- Thịt đỏ: Thịt bò, thịt cừu, xúc xích,... có thể làm tăng 26-40% nguy cơ mắc tiểu đường. Thịt đỏ qua quá trình chế biến, nấu ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra chất làm thúc đẩy quá trình phát triển và tăng nguy cơ mắc bệnh.

- Khoai tây: Trong khoai tây chứa nhiều Glycemic Index - chất làm tăng nhanh hơn và nhiều hơn lượng đường trong máu. Về lâu dài, sự gia tăng này có thể phá hủy các tế bào tuyến tụy giúp sản sinh hormone insulin cần thiết cho chuyển hóa đường trong máu.

- Thực phẩm giàu chất béo: Mỡ động vật, bơ, phomat,... Với hàm lượng cholesterol cao, chúng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch với những bệnh nhân đái tháo đường.

- Thực phẩm ngọt: Bánh, kẹo, nước ngọt có ga,... Chúng sẽ khiến lượng đường trong máu vượt quá ngưỡng cho phép, làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.

- Hoa quả sấy khô, mứt hoa quả: Loại đồ ăn này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.

- Thuốc lá: Chất độc từ thuốc lá có thể ảnh hưởng đến tuyến tụy, giảm khả năng sản sinh insulin và điều chỉnh đường huyết.

Nguyên tắc trong ăn uống đối với người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì cần tuân theo sự tư vấn, chỉ định nhất định của bác sĩ. Bên cạnh đó cần biết và nắm rõ các nguyên tắc để tránh đường huyết tăng, ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường:

- Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.

- Ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để tình trạng quá đói, hoặc quá no.

- Không nên thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu và khối lượng các bữa ăn hàng ngày.

- Cần vận động sau khi ăn, tránh nằm, ngồi một chỗ sau ăn, dành thời gian tập luyện thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Với những thông tin về chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường ở trên, hy vọng sẽ giúp người bệnh có một sức khỏe ổn định nhất. Nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào, hãy nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện, phòng khám uy tín để được hỗ trợ điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan