Người bệnh viêm đại tràng có nên ăn chuối không?

Ngày đăng:25-07-2021

Chuối là loại quả rất phổ biến ở nước ta và được nhiều người yêu thích. Bạn có thể tìm mua loại quả này ở bất kỳ đâu và chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng khác nhau.Người bệnh viêm đại tràng có nên ăn chuối không?

Chuối là thực phẩm khá phổ biến ở nước ta với tác dụng rất tích cực đối với sức khỏe của con người. Chuối không chỉ đơn thuần dùng làm món ăn tráng miệng mà còn hỗ trợ rất tốt trong điều trị bệnh lý. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy chuối có tính hàn, vị ngọt cùng với hàm lượng Mg, K, vitamin B6 giúp tăng sức đề kháng của cơ thể. Pectin trong quả chuối giúp ổn định hệ tiêu hóa tốt, nhuận tràng, có thể chữa táo bón.

Thành phần trong quả chuối

Bị viêm đại tràng có nên ăn chuối không?

Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc của đại tràng (ruột già) bị tổn thương, sau đó bị viêm nhiễm, sưng đau, lở loét. Nguyên nhân gây ra viêm đại tràng là do tiêu thụ thức ăn ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng nước đá, rượu bia, thuốc lá,… Vi khuẩn và virus trong thực phẩm thông qua thức ăn, thuốc lá,… xâm nhập vào cơ thể, gây tổn thương niêm mạc đại tràng.

Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc của ruột già bị viêm nhiễm gây đau bụng, khó chịu

Khi bị viêm đại tràng, người bệnh vẫn nên ăn chuối, không cần kiêng kỵ loại trái cây này.Theo y học hiện đại, chuối mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi người như: cung cấp năng lượng, chống chuột rút, giảm trầm cảm, giúp xương chắc khỏe, giảm mệt mỏi, giảm sưng đau, bổ máu, chống đột quỵ, giảm huyết áp,…

Ăn chuối thường xuyên cũng là cách chữa viêm đại tràng an toàn và hiệu quả. Vì trong quả chuối có chứa nhiều chất xơ pectin giúp tăng nhu động ruột, giảm táo bón do viêm đại tràng hiệu quả. Bên cạnh đó, chất xơ có trong chuối giúp tăng khả năng sinh lợi khuẩn làm tăng miễn dịch và chống lại các vi khuẩn gây ảnh hưởng tới đại tràng. Vitamin C và B6 giúp chống lại các acid tự nhiên trong cơ thể làm giảm hiện tượng ợ hơi, đầy hơi, chướng khí. Kali có trong chuối giúp người bệnh cải thiện tình trạng trầm cảm, cảm giác khó chịu do bệnh gây ra.

Bệnh nhân viêm đại tràng nên ăn 1 – 2 trái chuối chín/ngày để cải thiện tình trạng viêm đau và tăng cường sức khỏe. Người bệnh đau đại tràng không nên kiêng ăn chuối vì chuối không gây hại cho bệnh viêm đại tràng. Tuy nhiên, chuối chứa nhiều kali, có thể gây hại cho thận nếu ăn quá nhiều.

Chuối chứa nhiều kali, có thể gây hại cho thận nếu ăn quá nhiều.

Những tác dụng của quả chuối trong chữa viêm đại tràng

- Nhuận tràng, chống táo bón: Chuối có chữa những thành phần dinh dưỡng như enzym có tác dụng nâng cao nhuận tràng, kích thích trục đường tiêu hóa và rất tốt cho người bị viêm ruột già. Hàm lượng chất xơ pectin cao có công dụng kích thích nhu động ruột, bảo vệ niêm mạc bị tổn thương và góp phần làm cho giảm đi các triệu chứng táo bón cực kỳ khó chịu gây ra.

- Tăng khả năng miễn nhiễm, chống viêm đại tràng: Giàu chất xơ nên có tác dụng sinh lợi khuẩn, nâng cao khả năng miễn nhiễm chống lại vi khuẩn có hại cho sức khỏe.

- Chống đầy hơi, chướng bụng, trầm cảm: Kali dồi dào trong chuối giúp giải phóng nước khỏi các tế bào là nguyên nhân gây đầy hơi ở người bệnh. Ngoài ra, chất này sẽ tác động trực tiếp lên não, làm cho não cung ứng hormone chống trầm cảm, dấu hiệu khó chịu hàng ngày ở bệnh nhân viêm ruột già.

- Giúp giảm căng thẳng: Chất tryptophan trong chuối có tác dụng an thần, giúp giảm mệt mỏi và căng thẳng vô cùng hiệu quả cho người bệnh viêm đại tràng

Lưu ý khi ăn chuối

Không thể phủ nhận lợi ích của chuối đối với sức khỏe cũng như tác dụng của chuối đối với người bệnh viêm đại tràng. Tuy nhiên, khi tiêu thụ chuối, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

- Không nên ăn quá nhiều chuối. Trong chuối có chứa nhiều kali, nếu đưa vào cơ thể quá nhiều, gây dư thừa, có thể gây hại cho thận.

- Người bị suy thận cần thận trọng khi ăn chuối. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được chỉ dẫn về lượng dùng.

- Người bệnh tiểu đường cần thận trọng khi ăn chuối chín và phải chú ý đến lượng dùng hàng ngày. Chuối chín chứa một hàm lượng đường lớn, có thể làm tăng đường huyết của người bệnh.

- Không nên ăn chuối vào buổi sáng vì chất serotonin trong chuối có thể gây buồn ngủ, ảnh hưởng đến tinh thần làm việc, học tập của một ngày mới. Bạn nên ăn chuối vào giờ trưa hoặc buổi chiều tối

- Không nên ăn chuối khi bụng đang đói.

- Một số loại thực phẩm không nên dùng chung với chuối là: khoai lang,  khoai sọ, dưa hấu, khoai tây.

Chuối có rất nhiều công dụng tốt đối với cơ thể đặc biệt là những người mắc bệnh đại tràng. Ngoài việc bổ sung chuối, người bệnh cần tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh để giảm nguy cơ khởi phát của bệnh. Bên cạnh đó, không ăn chất béo từ động vật, trái cây chua, dưa muối…người bệnh nên hạn chế dùng. Nên kiêng bia rượu, các chất kích thích, thuốc lá…

Bài viết liên quan