Bạn cần phải uống bao nhiêu nước hàng ngày?

Ngày đăng:26-07-2021

Nước cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể con người nhằm duy trì sự sống và đảm bảo sức khỏe. Cơ thể cần được cung cấp nước hàng ngày để hoạt động tốt. Vậy, mỗi ngày bạn cần uống bao nhiêu nước và uống như thế nào để tốt cho sức khỏe? 

Nước là thành phần chính của cơ thể con người. Phần lớn nước trong cơ thể nằm ở bên trong các tế bào. Hàng tỷ tế bào trong cơ thể chúng ta cần nước để sống. Cơ thể trẻ em có tỷ trọng nước cao hơn so với người lớn, và người lớn có tỷ trọng nước cao hơn so với người già. Thông thường, cơ thể đàn ông chứa nhiều nước hơn cơ thể phụ nữ. Cơ thể càng nhiều cơ bắp thì càng chứa nhiều nước. Cơ thể càng nhiều mỡ thì càng chứa ít nước.

Lợi ích của nước đối với sức khỏe

Cải thiện chức năng não
 
Trong bộ não của con người, nước chiếm khoảng 80%. Vì vậy, uống đủ nước là điều cần thiết. Tình trạng thiếu hụt nước có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và trí nhớ của chúng ta.
 
Tình trạng mất nước có thể khiến bạn khó chịu và không cảm thấy thoải mái. Điều này có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng đến tâm trạng.

Hỗ trợ tiêu hoá
 
Để cơ thể hấp thụ tốt tất cả chất dinh dưỡng quan trọng, chúng ta cần có một hệ tiêu hoá mạnh. Nước giúp tăng cường chuyển hoá thức ăn trong cơ thể và có thể giúp ngăn chặn táo bón và các hiện tượng bất thường.

Chống bệnh tật
 
Nước có thể giúp giảm tình trạng tắc nghẽn, tăng cường thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể và giúp cơ thể chúng ta ở thể trạng tốt hơn. Đây cũng là bước đầu tiên để phòng ngừa nhiều loại bệnh cảm cúm theo mùa.
 
Bên cạnh đó, nước cũng giúp duy trì các tế bào được sạch sẽ và có thể góp phần chống lại một số bệnh ung thư, như ung thư vú và ung thư đường ruột.
 
Duy trì thận khoẻ
 
Hai quả thận trong cơ thể chúng ta có chức năng lọc những gì được tiếp nhận vào cơ thể. Cơ quan nội tạng này đòi hỏi nhiều nước sạch để có thể thực hiện công việc của mình.
 
Các cơ quan y tế khuyên người lớn uống 8 cốc nước, tương đương khoảng 2 lít mỗi ngày và uống rải rác trong suốt cả ngày. Đây được gọi là quy tắc 8 × 8 rất dễ nhớ.

Giảm cân
 
Nước lọc không chứa năng lượng nhưng giúp cơ thể đốt cháy calo. Uống nước trước bữa ăn khoảng 20 phút giúp bạn có giảm cảm giác no hơn và có thể ăn ít đi. Các nhà nghiên cứu cũng ước tính rằng uống 1-2 lít nước mỗi ngày có thể làm tăng mức tiêu hao năng lượng.
 
Cơ thể chúng ta chiếm khoảng 70% nước, song các mô cơ bắp chứa đến 75%. Do đó, uống đủ nước cũng giúp cải thiện vóc dáng, săn chắc cơ bắp.
 
Làm đẹp da
 
Làn da được tạo thành từ 3 lớp gồm biểu bì ngoài cùng, hạ bì và cuối cùng là mô dưới da. Nếu lớp biểu bì không được cung cấp đủ nước, da có thể bị khô, mất đi tính đàn hồi và trở nên sần sùi hơn.
 
Khi bạn nạp đủ lượng nước cần thiết, nước sẽ hấp thụ vào các tế bào da sẽ nâng cao khả năng đàn hồi và tăng độ ẩm cho da. Ngoài ra, nước cũng góp phần thúc đẩy cơ thể sản sinh collagen, protein giúp làn da căng bóng, khỏe mạnh hơn.

Uống nước nên chia làm nhiều lần trong ngày chứ không nên uống một lần quá nhiều, ngay cả khi khát nước cũng không nên uống quá nhiều một lúc . Tốt nhất là nên uống từ từ từng ngụm một để cho nước có thời gian thấm qua thành ruột vào mạch máu và thỏa mãn nhu cầu khát của một cơ thể bị thiếu nước.

Lượng nước uống bao nhiêu là đủ?

Đối với người làm việc trong môi trường văn phòng, mồ hôi ít thoát ra ngoài cơ thể, chỉ nên uống tối đa 2 lít nước mỗi ngày. Tránh uống quá nhiều nước để thận làm việc quá sức, gây phù nề thận.

Với người vận động nhiều, vận động mạnh, tiết nhiều mồ hôi, nên uống đủ 3 lít nước mỗi ngày để cấp nước và cấp ẩm cho cơ thể. Ngoại trừ nước tinh khiết, bạn nên bổ sung nước trái cây, trà, sữa, canh… vào lịch uống nước hằng ngày.

Tùy theo thể trạng mỗi người mà cần lượng nước khác nhau. Cách tốt nhất để biết bạn đã uống đủ nước hay chưa là xem màu sắc nước tiểu:

Nếu nước tiểu của bạn có màu vàng, hoặc vàng sậm thì bạn cần bổ sung thêm nước cho cơ thể.

Nếu nước tiểu của bạn trong hoặc gần như nước thì bạn đã uống đủ nước và nên giảm dần vào buổi chiều tối.

Sai lầm khi uống nước gây hại sức khỏe

- Uống quá nhiều: Bổ sung đủ nước là rất quan trọng, tuy nhiên, việc uống quá nhiều nước cũng có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là về tim và hệ bài tiết.

- Chỉ uống nếu khát: Khi cảm thấy khát là khi lượng nước bị thiếu đã khá nhiều, ảnh hưởng lên việc trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy nên bổ sung nước thường xuyên chứ không chỉ khi khát.

- Nấu lại nhiều lần nước uống: Việc nấu đi nấu lại nước không có tác dụng diệt khuẩn mà còn làm tăng mật độ nitrat vá kim loại nặng trong nước gây hại cho sức khỏe.

- Không uống nước trước và sau khi ngủ: Trong suốt nhiều giờ đi ngủ, cơ thể thiếu một lượng nước lớn. Vì vậy cần bổ sung thêm nước trước và sau khi ngủ để cơ thể khỏe mạnh.

- Thay nước lọc bằng các loại nước ngọt: Những loại nước này thường chứa hóa chất, phẩm màu, chất kích thích, uống quá thường xuyên sẽ gây hại cho cơ thể.

- Uống nước trong lúc ăn: Các nghiên cứu khoa học cho thấy việc vừa ăn vừa uống nước sẽ làm loãng dịch tiêu hóa ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, tăng insulin, tích tụ chất béo,..

- Uống nhiều nước ngay khi vận động xong: Việc này gây nên áp lực cho tim và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Bạn nên nghỉ ngơi sau vận động một lúc rồi uống nước sau, uống chậm, từng ngụm nhỏ.

Hãy lên lịch uống nước khoa học ngay từ hôm nay và cảm nhận hiệu quả mà nó mang lại bạn nhé!

 

Bài viết liên quan