Thực Phẩm Giúp Kiểm Soát Tốt Bệnh Tiểu Đường

Ngày đăng:25-07-2021

Thực phẩm cho người tiểu đường cần phải đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, cung cấp năng lượng và quan trọng là không làm tăng lượng đường huyết.

Thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường là những món ăn có khả năng hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng bệnh. Người mắc bệnh cần dùng những loại thực phẩm kiểm soát bệnh tiểu đường để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim, thận.

Để có một chế độ ăn phù hợp, người bị bệnh tiểu đường cần hiểu rõ đặc tính của từng loại thực phẩm cũng như những chất dinh dưỡng cần thiết, từ đó nhận biết cần ăn và kiêng ăn những thực phẩm nào.

Điểm danh những thực phẩm “vàng” cho người tiểu đường

Chế độ ăn uống rất quan trọng với người bệnh tiểu đường. Khi bị bệnh trên thì bạn nên chú ý bổ sung một số thực phẩm trong danh sách được bác sĩ khuyến nghị dưới đây:

Cá béo

Những loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá cơm, cá thu và cá mòi đều là nguồn cung cấp axit béo omega-3 DHA và EPA hỗ trợ tốt cho sức khỏe tim mạch, giúp giảm viêm và giảm thiểu tối đa các yếu tố liên quan đến bệnh tim mạch và đột quỵ.

Đặc biệt, nhóm cá béo còn là nguồn cung cấp hàm lượng protein tuyệt vời, giúp cơ thể cảm thấy no hơn và góp phần điều chỉnh được lượng đường trong máu, nhất là có lợi đối với những người mắc bệnh tiểu đường.

Cá hồi tốt cho người mắc bệnh tiểu đường

Hàm lượng protein được khuyến nghị dùng mỗi ngày là khoảng 0.8gr protein trên mỗi trọng lượng cơ thể đối với nam giới khỏe mạnh và khoảng 1 - 1.5gr trên mỗi trọng lượng cơ thể đối với người lớn tuổi, để có thể cải thiện, kiểm soát đường huyết và khối lượng cơ.

Trong một cuộc nghiên cứu diễn ra trên 68 người trưởng thành béo phì và bị thừa cân cho thấy: nhóm người tiêu thụ cá béo đã giảm lượng đường trong máu đáng kể sau bữa ăn so với nhóm người tiêu thụ các loại cá nạc thông thường.

Rau xanh

Các loại rau xanh được biết đến là nhóm thực phẩm giàu vitamin C, các chất khoáng và chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể, bảo vệ sức khỏe tim và mắt. Không những thế, rau xanh thường chứa các loại carbohydrates mà cơ thể dễ hấp thụ nên chúng sẽ không tác động đáng kể đến hàm lượng đường có trong máu.

Nhiều nghiên cứu cho thấy: những người tiểu đường có hàm lượng vitamin C thấp hơn so với những người bình thường. Do đó, các bệnh nhân này thường cần có nhu cầu tiêu thụ nhiều vitamin C để cải thiện tình trạng sức khỏe, vì vitamin C hoạt động như chất chống oxy hóa có tác dụng giảm viêm và tổn thương tế bào.

Quả bơ

Quả bơ cũng là thực phẩm có nhiều đặc tính phòng ngừa và tốt cho người bị bệnh tiểu đường. Vì mỗi quả bơ thường chứa ít hơn 1gr đường, đồng thời ít hàm lượng carbohydrate, nhiều chất xơ và chất béo lành mạnh, nên nó sẽ không làm tăng lượng đường đáng kể trong máu.

Hơn nữa, chế độ ăn uống chứa bơ cũng liên quan đến việc làm giảm tổng thể trọng lượng cơ thể và chỉ số khối cơ thể BMI, phòng được bệnh béo phì gây ảnh hưởng đến việc phát triển bệnh tiểu đường.

Dâu tây

Dâu tây có đặc tính chống viêm mạnh, chứa hàm lượng đường ít và có thể cải thiện tình trạng kháng insulin.

Chẳng hạn, dâu tây chứa nhiều chất chống oxy hóa anthocyanins - sắc tố đỏ, đã được chứng minh có khả năng làm giảm hàm lượng cholesterol và insulin sau bữa ăn. Không những thế, hợp chất này còn cải thiện được hàm lượng đường trong máu và làm giảm các yếu tố nguy cơ đến bệnh tim của những người đang mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Ngoài ra, dâu tây cũng chứa hợp chất thực vật có đặc tính chống oxy hóa, có tác dụng cải thiện độ nhạy insulin, nhất là hữu ích cho những người đang có hàm lượng đường trong máu cao.

Hạt chia

Nhờ chứa nhiều chất xơ và hàm lượng carbs tiêu hóa thấp, hạt chia cũng nằm trong danh sách thực phẩm tốt cho những người bị bệnh tiểu đường. Thực tế cho thấy mỗi khẩu phần (28gr) hạt chia thì chứa khoảng 11gr chất xơ, không làm tăng hàm lượng đường trong máu vì có tác dụng làm chậm tốc độ di chuyển thức ăn qua đường ruột cũng như làm giảm quá trình hấp thụ đường vào trong cơ thể.

Nói một cách khác, chất xơ sẽ làm giảm cảm giác đói bụng và khiến cho cơ thể không tiêu thụ được thêm các thực phẩm khác, nhờ đó kiểm soát được hàm lượng đường hấp thụ vào cơ thể, phù hợp cho những người đang bị bệnh tiểu đường. Ngoài ra, hạt chia cũng có tác dụng giảm viêm trong cơ thể.

Dầu ô liu nguyên chất

Dầu ô liu chứa nhiều axit oleic, là một loại chất béo không bão hòa đơn có tác dụng cải thiện trong việc kiểm soát đường huyết, giảm hàm lượng cholesterol triglyceride và có đặc tính chống oxy hóa tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, axit oleic cũng có thể kích thích hormone GLP-1, giảm huyết áp và giảm viêm, bảo vệ các tế bào lót trong mạch máu nên có thể ức chế sự gây hại của cholesterol LDL xấu trong cơ thể, tác động tích cực đến bệnh tiểu đường.

Các loại đậu

Hầu hết các loại đậu đều có chỉ số đường huyết thực phẩm thấp và rất giàu chất dinh dưỡng, là một trong những thực phẩm lành mạnh cho người mắc bệnh tiểu đường. Chẳng hạn, hạt đậu rất giàu hàm lượng vitamin B, nhiều chất khoáng có lợi (nhất là kali, magie và canxi) và chất xơ.

Vì thế, đậu có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường cũng như giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Mướp đắng

Trong mướp đắng có nhiều dưỡng chất quý cho người tiểu đường: không những giúp điều hòa đường huyết mà còn làm giảm mỡ máu và ổn định huyết áp nữa.

Do đó người bệnh nên bổ sung loại quả này vào trong thực đơn hằng ngày để tăng  cường khả năng kiểm soát nồng độ đường trong máu cũng như nâng cao sức khỏe tim mạch, hệ tuần hoàn. Bên cạnh đó thì mướp đắng còn có tính mát giúp giải nhiệt, giải độc cho cơ thể.

Giấm táo

Giấm táo có nhiều đặc tính có lợi cho sức khỏe, như khả năng kháng khuẩn và chống oxy hóa. Theo kết quả phân tích từ 6 cuộc nghiên cứu, gồm 317 bệnh nhân tiểu đường loại 2, cho thấy giấm táo có tác dụng tích cực đến hàm lượng đường trong máu và nồng độ HbA1c.

Hơn nữa, nó có thể giảm đi phản ứng lượng đường trong máu đến 20% khi được tiêu thụ cùng với các thực phẩm có chứa carbs.

Gạo lứt

Gạo lứt là một loại tinh bột rất hữu ích dành cho những người tiểu đường có cơ địa béo phì. Với chỉ số đường huyết thấp do có hàm lượng tinh bột không cao như gạo thường, gạo lứt còn cung cấp cả chất xơ, chất khoáng cùng nhiều vitamin cho người sử dụng nữa.

Ăn gạo lứt thay cơm thì người bị đái tháo đường sẽ không còn phải lo lắng về việc đường huyết tăng lên quá cao sau bữa ăn nữa.

Tỏi

Tuy sở hữu kích thước nhỏ nhưng tỏi lại mang nhiều lợi ích cho sức khỏe, như có thể làm giảm lượng đường trong máu, giảm viêm, huyết áp và hàm lượng cholesterol LDL xấu ở những người tiểu đường.

 

Xem thêm >>> Viên tỏi tinh chất dùng cho bệnh tiểu đường

 

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tỏi là một trong những thực phẩm lành mạnh, có ích cho người mắc bệnh tiểu đường dù sử dụng với số lượng như thế nào trong chế độ ăn uống.

Các loại bí

Các loại bí cũng chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, ít calo và thường có chỉ số đường huyết thực phẩm thấp như bí đỏ, bí xanh và kể cả hạt sồi, hạt bơ và hạt bí ngô.

Ngoài ra, bí thường chứa ít đường hơn khoai lang nên nó được xem là nhóm thực phẩm tuyệt vời có thể thay thế và giúp cơ thể kiểm soát được hàm lượng đường trong máu tối ưu. Thậm chí trong một nghiên cứu nhỏ, người ta phát hiện bí đỏ có khả năng làm giảm lượng đường trong máu nhanh chóng và tác động tích cực đến người tiểu đường đang mắc bệnh nặng.

Thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường đóng vai trò tích cực trong việc kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng bện tiểu đường. Nếu biết cách kết hợp chúng trong khẩu phần ăn mỗi ngày, người bệnh có thể sống khỏe mạnh vì không còn phải chịu đựng các triệu chứng do bệnh gây ra.

 

Có thể bạn quan tâm

Những thực phẩm không nên ăn cùng nhau

Lý do bạn nên ăn rau xanh mỗi ngày

Tác dụng của dầu cá đối với sức khỏe

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Thực phẩm giúp hấp thụ dinh dưỡng tốt trong mùa dịch

 

Bài viết liên quan