Hướng dẫn sử dụng bảng tương tác

Ngày đăng:11-12-2024

Bảng tương tác thông minh, hay còn được biết đến với tên gọi "bảng dạy học cảm ứng", là một thiết bị công nghệ tiên tiến cho phép người dùng tương tác bằng cách chạm bằng tay hoặc đối tượng khác trực tiếp lên màn hình mà không cần sử dụng chuột hay bàn phím.
 

Bảng tương tác là gì?

Bảng tương tác thông minh là một chiếc bảng như màn hình tivi có thể tương tác trực tiếp trên bảng có kích thước và hình dáng như một chiếc bảng truyền thống. Tuy nhiên, với bảng tương tác, người dùng sẽ không cần phải dùng phấn hay giẻ lau để viết, vẽ, xóa mà sẽ được thay thế hoàn toàn bằng tay, bút chuyên dụng.

Bảng tương tác thông minh được sử dụng rộng rãi trong công tác giảng dạy, với nhiều tiện ích giúp giảng viên dễ dàng truyền đạt kiến thức cho các học viên của mình. Điện Máy 3C hướng dẫn bạn sử dụng bảng tương tác thông mình và sơ lược các tính năng, lợi ích của bảng tương tác.

Cơ chế hoạt động bảng tương tác:

Khi sử dụng cần kết nối ít nhất 3 thiết bị bao gồm: Máy chiếu, máy tính, bảng tương tác.

- Máy tính: Cơ quan đầu não lưu giữ toàn bộ thông tin, tài liệu, phần mềm, nội dung hoạt động và giảng dạy.

-  Máy chiếu: Thiết bị trình chiếu phóng đại hình ảnh từ máy tính lên trên bảng tương tác, giúp người sử dụng nhìn rõ và chọn lựa chính xác điểm tương tác 

- Bảng tương tác: Thiết bị tiếp xúc với chức năng cảm ứng chấm chạm giống như sử dụng điện thoại thông minh; với thao tác chạm (tương đương chuột trái); thao tác click đúp hoặc chạm giữ (tương đương với chuột phải)

Lưu ý khi sử dụng bảng tương tác kết hợp máy chiếu:

-  Máy tính: Nên sử dụng máy tính cầu hình Corei3 trở lên và Ram dung lượng lớn để khi tương tác được nhanh và mượt mà

- Máy chiếu:

Có thể sử dụng máy chiếu xa, máy chiếu gần hoặc máy chiếu siêu gần tùy thực tế phòng học và khả năng tài chính của khách hàng.

Lựa chọn máy chiếu với cấu hình tương thích với kích thước của bảng tương tác để đảm bảo chất lượng hình ảnh chiếu lên bảng tương tác được đẹp nhất (độ nét, màu sắc, độ sáng).

Nên lựa chọn máy chiếu cấu hình tối thiểu là: Công nghệ DLP, độ phân giải XGA, độ sáng trên dưới 3.000 ansi lumen.

- Bảng tương tác: Tùy thuộc vào kích thước phòng học và diện tích khu vực lắp bảng tương tác để tư vấn loại bảng tương tác với kích thước phù hợp và cách thức lắp đặt cụ thể.

Chức năng của bảng tương tác

Các tài liệu được chiếu lên Bảng tương tác để trình diễn khi máy chiếu được kết nối với máy tính. Người dùng có thể viết hoặc vẽ trên bảng tương tác bằng tay. Đặc biệt bảng có chức năng cảm ứng đa điểm (hai người có thể tương tác trên bảng cùng lúc khi máy tính sử dụng hệ điều hành win 7).

Chức năng phóng to: Tính năng hiển thị Zoom to, zoom nhỏ.

Có thể truy cập vào google trực tiếp từ phần mềm tích hợp của bảng tương tác.

Người dùng có thể thao tác thoát ứng dụng hay trở lại các thao tác đang dùng một cách dễ dàng.

Trên màn hình bảng tương tác là các phím nóng mà người dùng có thể  sử dụng các phím nóng này để viết,dùng bút màu vẽ,chèn hình khối,các ký tự đặc biệt…

Trong giáo dục, giáo viên dễ dàng chèn các sách điện tử vào phần mền của bảng tương tác để giảng dạy.

Người dùng dễ dàng sao lưu các thao tác, ghi âm phần thuyết trình, giảng dạy và sau đó phát lại thông qua phần mền giành riêng cho bảng. 

Chức năng chỉnh sửa: Chỉnh sửa một đối tượng như Sao chụp, xóa, di chuyển. 

Có thể sử dụng bút dạ viết thường để thao tác trên bảng. 

Chèn files FLASH, PPT, WORD, Video và các tập tin.

Hướng dẫn sử dụng bảng tương tác

Bước 1 : Kết nối máy tính tới máy chiếu xuất hình ảnh và chỉnh sang chế độ phù hợp với bảng tương tác, thông qua cổng: HDMI, VGA, DP.

Nếu kết nối bằng dây HDMI thì âm thanh từ máy tính sẽ có thể được phát bằng loa của máy chiếu (tuỳ cách người dùng cài đặt), còn đối với dây VGA thì âm thanh sẽ chỉ phát được tại máy tính. Và thường thì cả hình ảnh được truyền dẫn qua dây HDMI cũng sẽ sắc nét hơn từ VGA.

Bước 2: Kết nối dây tín hiệu của bảng tương tác  đến máy tính

Kết nối bảng tương tác thông minh smartboard với máy tính thông qua dây Touch đi kèm của bảng, thường sẽ cắm vào cổng USB của PC hoặc laptop. Bảng sẽ lấy thông tin và nguồn điện ngay từ máy tính, hoặc một số dòng bảng tương tác khác sẽ có nguồn điện riêng, nhưng vẫn đều phải kết nối với máy tính qua dây Touch.

Sau khi hoàn thiện khâu kết nối, người dùng chỉ cần khởi động tất cả các thiết bị lên, đến khi nào hình ảnh được máy chiếu trình chiếu trên bảng là người dùng có thể bắt đầu tương tác, chấm chạm thoải mái trên bề mặt bảng.

Sử dụng bút Activpen:

Bút ActivPen có thể làm mọi thứ mà một con chuột của máy tính chuẩn có thể làm:

- Di chuyển con trỏ: Đặt ngòi bút của Activpen nhẹ nhàng lên bảng; đừng đẩy ngòi bút thụt vào. Di chuyển ActivPen vòng quanh. Con trỏ sẽ di chuyển theo bút.

- Tính năng chuột trái: Gõ nhẹ đầu bút Activpen một cách chắc chắn nhưng nhanh vào bảng Activboard.

- Tính năng chuột phải: Rê đầu bút Activpen lên bảng Activboard, cách bảng ít hơn 1 cm. Nhấn vào nút tròn duy nhất bên thân cây bút.

- Drag bút: Nhấp vào đối tượng mà bạn muốn di chuyển, giữ cho đầu Activpen hướng xuống bảng và sau đó là di chuyển bút. Đối tượng mà bạn đã nhấp sẽ di chuyển cùng với Activpen.

- Nhấp đúp: Nhấp đầu Activpen nhanh và nhẹ để thực hiện hành động tương tự như nhấp đúp chuột.

Trên đây là chia sẻ của Điện Máy 3C về hướng dẫn kết nối bảng tương tác với máy tính để giúp những người mới sử dung có thể kết nối cách dễ dàng nhất. 

Bài viết liên quan